Bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường

24/11/2017
Aa
Triển khai sâu rộng, cụ thể công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tài nguyên và môi trường (TN&MT) tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng về nguồn nhân lực cho thi hành pháp luật kinh phí, cơ sở vật chất là những điều kiện cơ bản để bảo đảm cho thi hành pháp luật TN&MT.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật tài nguyên và môi trường
Đối với lĩnh vực đất đai, để đảm bảo các điều kiện để thi hành Luật Đất đai, Bộ TN&MT đã xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật về đất đai cho cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện. Đồng thời, tổ chức biên tập tài liệu phổ biến về những nội dung đổi mới của Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật để sử dụng thống nhất trên cả nước (cho cả các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương); tổ chức in Luật Đất đai để cung cấp cho các Bộ, ngành và các địa phương; tổ chức 03 Hội nghị giới thiệu những nội dung đổi mới của Luật Đất đai cho cán bộ Sở TN&MT của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại thành phố Hà Nội, tỉnh Bình Định và thành phố cần Thơ với khoảng gần 500 lượt cán bộ tham gia; tổ chức 04 Hội nghị phổ biến, bồi dường, đào tạo đội ngũ báo cáo viên về Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành cho các Bộ, ngành; Sở TN&MT, Phòng TN&MT của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó: đổi với các Bộ, ngành trung ương có 120 đại biểu là báo cáo viên tham dự; đối với đội ngũ báo cáo viên của Sở TN&MT, Phòng TN&MT thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã thu hút được 1.110 đại biểu tham dự. Nhìn chung, các Bộ, ngành và các địa phương đánh giá rất cao công tác chuẩn bị và nội dung phổ biến những điểm mới của Luật đất đai. Trên cơ sở đó, các địa phương cũng đã tích cực phối hợp với Bộ để tổ chức tuyên truyền cho các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý. Ngoài ra, các đơn vị có liên quan thuộc Bộ còn tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo đài để đăng bài viết, làm bản tin, phóng sự tuyên truyền, phổ biến về Luật Đất đai trên các phương tiện thông tin đại chúng; cử cán bộ giúp các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương thực hiện phổ biến những nội dung đổi mới của Luật Đất đai.
Đối với lĩnh vực môi trường, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; các cơ quan báo chí như: Báo Pháp luật, Báo Công an nhân dân,... tổ chức tuyên truyền, phổ biển pháp luật về BVMT, thông qua các hình thức như: giảng bài tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật cho Hội cựu Chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân, Hội người cao tuổi..; viết bài về sửa Luật BVMT năm 2005 và các chuyên đề có liên quan đăng tại các Báo TN&MT, Tạp chí Môi trường, Báo Pháp luật, Báo Công an nhân dân, Báo Đầu tư, ... Sau khi Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn được ban hành, hiện nay Bộ đang trực tiếp triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn cho các địa phương trong toàn quốc (đến nay khoảng gần 30 tỉnh, thành phố thuộc Trung ương và một số Bộ như: Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an...). Phối hợp viết bài tuyên truyền phổ biến Luật BVMT năm 2014 và các văn bản hướng dẫn cho một số báo, tạp chí: như Báo Tài nguyên Môi trường, Tạp chí Môi trường, Báo Pháp luật, Báo Tiền phong; hàng tháng biên tập bản tin pháp luật về môi trường; tổ chức triển khai thực hiện và nghiên cứu, xây dựng và thực hiện một số chương trình, dự án trọng điểm nâng cao nhận thức cộng đồng về pháp luật môi trường với nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, đảm bảo phù hợp với từng loại đối tượng; tổ chức các lóp bồi dưỡng nâng cao năng lực soạn thảo VBQPPL theo quy định của Luật ban hành VBQPPL; rà soát, hệ thống hóa VBQPPL và kiểm tra, xử lý VBQPPL cho cán bộ và các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước thuộc Bộ và Sở TN&MT các địa phương.
Đối với lĩnh vực tài nguyên nước, đầu năm 2015 Bộ cũng đã phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước tổ chức phổ biến các VBQPPL về tài nguyên nước cho hơn 300 đại biểu trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, hàng năm, Bộ tổ chức sự kiện “Ngày nước thế giới”; trong sự kiện tổ các chuỗi hoạt động như hội thảo, cuộc thi, triển lãm trưng bày... nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị của tài nguyên nước, từ đó hình thành nên thái độ, hành vi sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả. Cụ thể, chương trình “Ngày nước thế giới 2012” được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang với chủ đề là “Nước và An ninh lương thực chương trình; “Ngày nước thế giới 2013” được tổ chức tại thành phố cần Thơ với chủ đề “ Hợp tác vì nước”; “Ngày nước thế giới 2014” được tổ chức tại tỉnh Lai Châu với chủ đề “ Nước và năng lượng”; ; “Ngày nước thế giới 2015” được tổ chức tại tỉnh Bắc Giang với chủ đề “ Nước là cốt lõi của phát triển bền vững”.
Đối với lĩnh vực địa chất và khoáng sản, thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Bộ đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản đối với BVMT. Ngoài ra, còn tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn nghiệp vụ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo Nghị định số 203/2013/NĐ-CP cho các Sở, Ban ngành thuộc 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, tập huấn và giải đáp các thắc mắc của người dân, doanh nghiệp liên quan đến phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản có thể tự tính toán và chủ động tính toán tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Bộ đã tổ chức các ngày kỷ niệm như: Ngày khí tượng thủy văn (23 tháng 3 hàng năm), trong chuỗi các hoạt động để hưởng ứng đều lồng ghép nội dung phổ biến, tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực TN&MT nói chung cũng như lĩnh vực khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu nói riêng.
Đối với lĩnh vực biển và hải đảo, trong những năm qua, Bộ đã tổ chức các hoạt động về tập huấn, phổ biến giáo dục pháp luật về biển và hải đảo, ngoài việc lồng ghép phối hợp các nội dung thông qua các hình thức trao đổi, lấy ý kiến VBQPPL; trả lời xin ý kiến của địa phương về việc triển khai văn bản giữa Bộ với các địa phương, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các nhiệm vụ, dự án, các hoạt động hướng ứng ngày pháp luật Việt Nam, trong năm 2015 Bộ đã xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; xây dựng Dự án "Phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức về Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân và cộng đồng dân cư ven biển”; "Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo". Các nội dung trên sẽ được triển khai ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành nhằm nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân và cộng đồng dân cư ven biển góp phần khai thác, bảo vệ tài nguyên biển hợp lý, bền vững. Bên cạnh đó, hàng năm, Bộ còn tổ chức tuyên truyền về tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam (từ 01 đến 08 tháng 6 hàng năm).
Đối với lĩnh vực đo đạc và bản đồ, viễn thám, nhận thức được tầm quan trọng, Bộ đã chủ trương quán triệt nội dung các VBQPPL về công tác theo dõi thi hành pháp luật và chú trọng triển khai nhiều văn bản hướng dẫn.
Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và các điều kiện bảo đảm thi hành pháp luật
Tổ chức bộ máy của ngành được quan tâm, xây dựng, củng cố kiện toàn từ Trung ương đến địa phương đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ cho thi hành pháp luật về TN&MT. Bộ đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04/3/2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ TN&MT. Theo đó, Bộ được bổ sung thêm chức năng quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu và viễn thám; phân định trách nhiệm cụ thể giữa Bộ với các Bộ, ngành khác về định giá đất, quản lý nước các lưu vực sông, đa dạng sinh học, sức khỏe môi trường, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại; tăng cường nhiệm vụ về địa chất khoáng sản theo quy định của Luật khoáng sản; quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ trong phòng ngừa, ứng phó với biến đổi khí hậu; bổ sung nhiệm vụ quản lý và phát triển công nghệ viễn thám phục vụ công tác quản lý TN&MT, phát triển kinh tế - xã hội.
Trong thời gian qua, Bộ đã tập trung chỉ đạo kiện toàn tổ chức bộ máy của Bộ, của ngành đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, bảo đảm đồng bộ, thống nhất; tăng cường sự gắn kết giữa các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý của Bộ; sắp xếp các cơ quan chuyên môn tại các địa phương theo hướng tinh gọn, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Trong các năm qua, Bộ luôn tạo điều kiện để phát triển kể cả về cơ sở vật chất cũng như đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nguồn nhân lực. Tuy nhiên, kinh phí để đáp ứng cho công tác thi hành pháp luật trong lĩnh vực này còn hạn chế, chưa thực sự đảm bảo được nguồn kinh phí và các trang thiết bị kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước và đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành TN&MT.

Theo: www.monre.gov.vn



Ý kiến bạn đọc