1.1. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước hoặc qua thư điện tử.
1.2. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1.3. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
1.4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1.5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận.
1.6. Lệ phí (nếu có): 100.000 đồng/lần cấp.
1.7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm):
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BKH ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BKH ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BKH ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BKH ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Trình tự thực hiện:
a) Bước 1: Tổ chức, Cá nhân chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện nơi dự kiến đặt trụ sở chính. Cán bộ phụ trách có nhiệm vụ:
- Yêu cầu người đến làm thủ tục nộp bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
Trường hợp được ủy quyền thì yêu cầu nộp thêm các giấy tờ: Hợp đồng cung cấp dịch vụ giữa người thành lập hợp tác xã, hợp tác xã và tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật.
- Kiểm tra danh mục hồ sơ:
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi giấy biên nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II-1 và trao cho người nộp hồ sơ.
- Cơ quan đăng ký hợp tác xã không được yêu cầu hợp tác xã nộp thêm bất kỳ giấy tờ nào khác ngoài các giấy tờ được pháp luật quy định. Hợp tác xã phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác, trung thực về những nội dung đã kê khai trong hồ sơ.
b) Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn xử lý theo quy định.
c) Bước 3: Đến hẹn, tổ chức, cá nhân nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1;
- Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã;
- Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2;
- Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3;
- Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4;
- Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã đã được biểu quyết thông qua.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
- Hồ sơ đăng ký theo quy định tại mục 1.3;
- Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định;
- Có Trụ sở chính được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
- Luật Hợp tác xã ngày 20 tháng 11 năm 2012;
- Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hợp tác xã;
- Thông tư số 03/2014/TT-BKHĐT ngày 26/5/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã;
- Thông tư số 02/2014/TT-BTC ngày 02/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.