Chuẩn bị tốt công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh

12/04/2021
Aa

Sau hơn 8 năm thực hiện áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đất đai, huyện Thạch Hà đã  đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, quyết định đến chất lượng, nền tảng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trong thời kỳ mới; góp phần khắc phục triệt để tình trạng giao đất trùng vị trí, diện tích; trùng thửa đất, tờ bản đồ; vi phạm chỉ giới quy hoạch hoặc một thửa đất cấp nhiều chủ sử dụng...

1- Thực trang đất đai và hồ sơ địa chính:

HuyệnThạch Hà có diện tích 35.356,67 ha, với 31 xã, thị trấn (trước khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã); địa bàn rộng, 3 phía có diện tích tiếp giáp với thành phố Hà Tĩnh, nên quá trình phát triển của thành phố đã tác động mãnh mẽ và toàn diện đến đất đai; làm cho đất đai luôn biến động cả về diện tích, loại đất, chủ sử dụng. Trong lúc đó, bản đồ và hồ sơ địa chính được xây dựng trong quá trình thực hiện Chỉ thị 299/TTg về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất từ những năm 1980 còn lưu ở huyện 251 tờ bản đồ địa chính, 13 cuốn sổ mục kê đất đai, 23 Sổ Đăng ký đất đai và 16.178 tờ đơn đăng ký quyền sử dụng ruộng đất của các hộ gia đình, cá nhân (Đơn đăng ký là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điểm g, khoản 1, Điều 100 của Luật Đất đai được sửa đổi tại Koản 16, Điều 2, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/1/2017) về cơ bản bị rách nát, thiếu đầy đủ; bản đồ đo đạc theo Quyết định 371 giai đoạn 1993-1996 không được cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên. Mặt khác, thực hiện Nghị quyết số 01 NQ/TU ngày 12/6/2001 của Ban thường vụ tỉnh ủy về lãnh đạo cuộc vận động chuyển đổi sử dụng ruộng đất nông nghiệp làm cho bản đồ và hồ sơ địa chính qua các thời kỳ không còn phản ảnh hiện trạng sử dụng đất; gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

2- Thạch Hà đi sớm trong việc số hóa dữ liệu đất đai;

Nhận thức sâu sắc về vai công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính là khâu đột phá trong quản lý đất đai, về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội mà còn góp phần quan trọng trong cải cách hành chính, minh bạch hóa thông tin về đất đai, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội. Thực hiện Nghị Quyết số 54/2013/NQ-HĐND ngày 13/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVI, kỳ họp thứ 7 về hoàn thành đo vẽ bản đồ, cấp GCNQSD đất và xây dựng hồ sơ địa chính. Huyện Thạch Hà được triển khai thực hiện dự án đo đạc bản đồ địa chính gắn với công tác cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 23/31 xã thị trấn; cùng với 8 xã được đo đạc giai đoan 2004 - 2007, khép kín toàn bộ 31 xã, thị trấn có nền bản đồ địa chính kỷ thuật số tỷ lệ 1/1000 và 1/2000 phục vụ công tác quản lý toàn diện về đất đai. Được sự quan tâm của Thường trực huyện ủy, UBND huyện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện; đầu tư kinh phí cho học tập tại thành phố Đà Nẵng, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; mua sắm trang thiết bị, trang bị máy chủ, kết nội mạng từ máy chủ đến các máy cá nhân hoạt động trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường cấp huyện; máy Photo, máy in A3, A4; trang bị phầm mềm ứng dụng cấp GCNQSD đất, phần mềm hệ thống tiếp nhận và trả hồ sơ qua hệ thống thông tin tại bộ phận giao dịch một cửa; Các tài liệu hồ sơ địa chính được thành lập trong quá trình thực hiện Chỉ thị 299/CT-TTg và tài liêu hình thành trong quá trình thực hiện đoa đạc bản đồ theo Quyết định số 371 giai đoạn năm 1993 - 1996  của UBND tỉnh được số hóa, điều chỉnh về cùng hệ tọa độ VN 2000; làm việc với trung tâm lưu trữ tỉnh để rà soát, thống kê, phân loại, xây dựng phòng lưu trữ theo quy chuẩn để phục vụ công tác quản lý; xây dựng hệ thống biểu mẫu tổng hợp, cập nhật biến động đất đai hằng ngày phục vụ cho công tác thống kê, kiểm kê đất đai sử dụng chung trên hệ thống tại máy chủ; trang bị máy đo đạc điện tử phục vụ công tác khảo sát lập quy hoạch; đo tách thửa đất; lập hồ sơ thu hồi đất phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; chỉnh lý thường xuyên bản đồ địa chính phù hợp với hiện trang sử dụng đất trong mọi thời điểm.

Thực hiện Thực hiện Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 ngày 21/11/2019  của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Theo đó, huyện Thạch Hà sắp xếp lại 11 đơn vị cấp xã thành 4 đơn vị cấp xã; bản đồ và hồ sơ địa chính mới thực hiện theo Nghị Quyết số 54/2013/NQ-HĐND ngày 13/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVI, kỳ họp thứ 7 đã kịp thời được cập nhật, chỉnh lý theo đơn vị hành chính sau sắp xếp theo quy định của pháp luật.

3- Tham mưu của cán bộ Tài nguyên Môi trường trong việc quản lý, sử dụng đất;

Để làm tốt công tác cấp Giấy chứng nhận QSD đất gắn với công tác đo đạc bản đồ địa chính theo Nghị Quyết số 54/2013/NQ-HĐND ngày 13/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XVI, kỳ họp thứ 7 về hoàn thành đo vẽ bản đồ, cấp GCNQSD đất và xây dựng hồ sơ địa chính, cán bộ chuyện môn tập trung nghiên cứu kỹ những mặt tốt, mặt còn tồn tại của một số huyện đã triển khai làm bài học và xây dựng hướng tiếp cận phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương để tham mưu, chỉ đạo thực hiện; tăng cường công tác phối hợp giữa phòng Tài nguyên và Môi trường và phòng Tư pháp triển khai chiến dịch tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chú trọng giải đáp những vướng mắc trong lập hồ sơ cấp GCNQSD đất và thường xuyên phối hợp tham gia giao ban với tư pháp cấp xã để làm rõ hơn về trách nhiệm chứng thực các hợp đồng liên quan đến đất đai; đối thoại trực tiếp với nhân dân nhằm tháo gỡ những khó khăn đối với các địa phương có tiến độ chặm, nhiều vướng mắc trong xây dựng hồ sơ; ban hành hướng dẫn công tác GCNQSD đất nhằm giúp đơn vị tư vấn và cán bộ địa chính cấp xã dễ nhớ, dễ thực hiện; chủ trì làm việc với Cục quản lý đường bộ II và Sở Giao thông vận tải để xác định chỉ giới giao thông theo quy định của Nghị Định 203-HĐBT ngày 21/12/1982 đối với đường Quốc Lộ 1A, đoạn đường từ xã Phù Việt qua thị trấn Thạch Hà do nhiều lần mở rộng để xác định ranh giới quy hoạch làm căn cứ cấp GCNQSD đất; mở sổ theo dõi, cấp số thứ tự về mã vạch hồ sơ đến từng xã cho đơn vị tư vấn thực hiện; thẩm định hồ sơ ngay tại cơ sở theo hướng hai trong một để đẩy nhanh tiến độ; hỗ trợ đơn vị tư vấn trong thực hiện kê khai, đăng ký; in Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một số đơn vị tư vấn thiếu trang thiết bị hoặc không đủ nguồn nhân lực thực hiện hoặc thậm chí còn đứng ra tiếp nhận xử lý tồn tại để hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSD đất một số đơn vị yếu kém không có khả năng hoàn thành hợp đồng tại xã Thạch Xuân, Thạch Đài, Thạch Thắng....; in ấn Sổ cấp GCNQSD đất cho 23 xã, thị trấn thực hiện đo đạc phục vụ công tác cấp phát GCNQSD đất nhằm đảm bảo sự kịp thời, thống nhất quy chuẩn nguyên tắc lập sổ theo quy định; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để cấp phát GCNQSD đất gắn với đổi bìa cũ đang thế chấp tại các tổ chức tín dụng; Tham mưu cho UBND huyện tổ chức làm việc với Chi cục thuế để tìm phương án xử lý, giảm việc người dân phải nộp một bộ hồ sơ cho cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ tài chính mà Chi Cục thuế chỉ căn cứ vào thông tin phiếu chuyển của Văn phòng Đăng ký đất đai để tính toán, thông báo thực hiện nghĩa vụ tài chính vào Kho bạc Nhà nước; căn cứ pháp lý về thông tin thửa đất do Văn phòng Đăng ký đất đai chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND huyện; kết quả thống nhất bằng việc xây dựng quy chế phối hợp giữa Chi Cục thuế huyện và Văn phòng Đăng ký đất đai và đây cũng là quy chế phối hợp duy nhất trên địa bàn tĩnh giữa Chi cục thuế huyện và Văn phòng Đăng ký đất đai cấp huyện từ đó cho đến nay. Thực hiện nghiêm túc công tác trích đo chỉnh lý đối với các thửa đất khi giao dịch chưa được thể hiện trên bản đồ địa chính hoặc thửa đất có hình dạng, kích thưước sai lệch so với bản đồ; điểm khó khăn ở đây là đối với các khu đất được quy hoạch và giao đất từ lâu nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở xen kẽ thì buộc phải khai thác hồ sơ cũ để đo khảo sát toàn vùng, tính toán cân đối diện tích so với quy hoạch tại thời điểm giao đất, tổ cắm mốc thực địa để tránh tình trạng giao đất không đủ diện tích dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện. Áp dung linh hoạt các quy định của pháp luật vào thực tế sử dụng đất của các hộ không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc có nguồn gốc lấn chiếm trái quy định xử lý theo quy định của pháp luật để đưa vào quản lý. Đồng thời làm việc với phòng Nội vụ và Chủ tịch UBND huyện cho phép Văn phòng Đăng ký đất đai hợp đồng đủ nguồn nhân lực thực hiện, đào tạo, bồi dưỡng gắn với việc tuyển dụng thay thế dần cán bộ địa chính cấp xã đã có tuổi hoặc không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới với hoạt động công nghệ thông tin làm nền tảng chủ đạo trong mọi hoạt động của ngành quản lý đất đai khi có điều kiện. Ngoài ra, phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất xây dựng kế hoạch kiểm tra, làm việc với các địa phương về công tác lưu trữ hồ sơ địa chính tại cấp xã, thị trấn; máy tính trang bị cá nhân, cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ công tác.

4- Kết quả việc cấp Giấy sử dụng đất cho nhân dân và một số vướng mắc, hạn chế hiện nay.

Từ những giải pháp tổng hợp trong tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện, sự tận tuy trong công tác, gắn với tinh thần, trách nhiệm và tình yêu nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường từ xã đến huyện. Sau 3 năm thực hiện, đến hết 2016 huyện Thạch Hà đã cấp được 45.351 GCNQSD đất chiếm 93% so với hồ sơ đăng ký; cấp phát được 44.612 GCN cho người sử dụng đất chiếm 98% số Giấy đã ký; hiện còn 568 Giấy chứng nhận chưa trao cho người sử dụng đất, đã bàn giao về Văn phòng Đăng ký đất đai quản lý chiếm 2%, Nguyên nhân do: Các hộ chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính, mất Giấy chứng nhận cũ mà không có hồ sơ lưu, tranh chấp hoặc đối tượng nhận thừa kế, tặng cho không có mặt ở địa phương để tham gia lập hồ sơ......

Những gì huyện Thạch Hà đã thực hiện công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính kể từ khi thực hiện Nghị quyết 54/2013 lại nay; phải nói rằng huyện Thạch Hà đã nắm được cơ hội vàng trong tiến trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính một nền tảng trong thực hiện dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện nay; góp phần to lớn trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện. Sự thành công hôm nay là minh chứng cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện; sự đầu tư hiệu quả, là thước đo giá trị của lòng đam mê, học hỏi và sáng tạo của những người làm công tác chuyện môn trên lĩnh vực tài nguyên và Môi trường ở huyện trong thời gian qua; thậm chí còn vượt qua những tư duy và thói quen cũ để tuân thủ nguyên tắc, quy trình chuyên môn thực hiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ theo quy định của pháp luật./.

Ngọc Hân



Ý kiến bạn đọc