Hà Tĩnh: “Gỡ vướng” để siết chặt quản lý hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản

26/06/2019
Aa

Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực khai thác tài nguyên, khoáng sản ở Hà Tĩnh thời gian qua đã tạo được những chuyển biến rõ nét, hoạt động khai thác trái phép bước đầu được kiểm soát. Bên cạnh vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, đồng thời đề ra những phương án đấu tranh có hiệu quả với hành vi này.

Khai thác đất, cát trái phép diễn biến phức tạp

Theo báo cáo của Công an tỉnh Hà Tĩnh, công tác quản lý, đấu tranh phòng, chống vi phạm đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản thời gian gần đây được đẩy mạnh, bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực. Mở đợt cao điểm phòng ngừa, đấu tranh với các đối tượng lợi dụng hoạt động trái phép do Công an tỉnh, Sở TN&MT phối hợp chủ trì với sự tham gia của các sở, ngành có liên quan, UBND cấp huyện đã tập trung lực lượng, phương tiện đã triển khai đồng loạt, quyết liệt, đáng ghi nhận về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép bước đầu được kiểm soát.

Ông Hồ Huy Thành- Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh có ý kiến với mỏ đã khai thác hết khối lượng được chấp thuận, nhưng ở vị trí khai thác mỏ vẫn còn trữ lượng. Quan điểm riêng của ngành thì cho dừng, không gia hạn đối với những trường hợp này
Lực lượng chức năng Hà Tĩnh kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác đất trái phép

Chỉ tính riêng hai tháng gần đây, kiểm tra 20 bến, bãi tập kết cát các loại, 145 lượt phương tiện lưu thông trên các tuyến sông. Kết quả, lập biên bản xử lý 279 trường hợp vi phạm, phạt tiền gần 200 triệu đồng. Các lực lượng chức năng phối hợp đấu tranh, phát hiện 123 vụ, 153 đối tượng có hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép, thu giữ hơn 862 m 3 đất, cát các loại, yêu cầu khắc phục hiện trạng khoảng 194 m 3 tại 18 điểm khai thác.

Bên cạnh đó, tiến hành kiểm tra 15/15 điểm cải tạo tận thu đất san lấp phục vụ xây dựng nông thôn mới; 3/9 mỏ cát và 1 mỏ đất được cấp phép khai thác. Qua kiểm tra đã phát hiện 8 doanh nghiệp có hành vi bán đất ra các công trình ngoài danh mục theo văn bản chấp thuận của UBND tỉnh với khối lượng hơn 60.000 m 3 , lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính 3 doanh nghiệp, phạt tiền 32 triệu đồng.

Đại tá Võ Trọng Hải - Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: “Mặc dù cơ các cơ quan chức năng đã tích cực đẩy mạnh công tác quản lý nhưng diễn biến về hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép trên địa bàn rất phức tạp. Đáng chú ý là tình trạng khai thác đất, cát lậu thời gian qua gây mất ổn định về trật tự an toàn xã hội tại các địa phương, nhân dân bức xúc”.

Ông Hồ Huy Thành- Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh có ý kiến với mỏ đã khai thác hết khối lượng được chấp thuận, nhưng ở vị trí khai thác mỏ vẫn còn trữ lượng. Quan điểm riêng của ngành thì cho dừng, không gia hạn đối với những trường hợp này
Ông Hồ Huy Thành- Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh có ý kiến với mỏ đã khai thác hết khối lượng được chấp thuận, nhưng ở vị trí khai thác mỏ vẫn còn trữ lượng. Quan điểm riêng của ngành thì cho dừng, không gia hạn đối với những trường hợp này

Khẳng định sẽ quyết chiến với các đối tượng khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép, ông Hải cho biết thêm: “Các hoạt động khai thác trái phép chủ yếu diễn ra vào ban đêm, chủ phương tiện và người quản lý thường xuyên tránh mặt, thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động. Nhiều trường hợp, các đối tượng sẵn sang chủ động phương án chống đối lực lượng chức năng khi thanh, kiểm tra. Chúng tôi sẽ tiếp tục tập trúc lực lượng, phối hợp với các ngành chức năng quyết tâm ngăn chặn vấn nạn này”.

“Riêng với những đối tượng khai thác lậu nếu phát hiện tái phạm lần hai sẽ khởi tố. Trường hợp những đơn vị được cơ quan chức năng cấp phép nhưng thường xuyên vi phạm tôn chỉ mục đích hoạt động đề nghị Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh đóng cửa mỏ, thu hồi giấy phép”, Đại tá Võ Trọng Hải nhấn mạnh.

“Gỡ vướng” để siết chặt quản lý

Những khó khăn, vướng mắc trong quản lý hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản tại Hà Tĩnh được các lực lượng chức năng đúc rút, bàn giải pháp “gỡ vướng”. Ngoài yếu tố khách quan được nhận định như đối tượng khai thác trái phép với thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, bên cạnh còn những vấn đề hạn chế trong giải pháp thực hiện.

Đại tá Đặng Hoài Sơn- Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho rằng muốn đẩy lùi hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép ngoài sự vào cuộc quyết liệt phải có phương án thống nhất chỉ đạo chung, không để “vướng mắc” trong quá trình xử lý.
Phòng CSGT Công an Hà Tĩnh bắt quả tang phương tiện hút cát trái phép trên sông

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn một số bất cập, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe gây khó khăn cho công tác xử lý; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và chính quyền sở tại có lúc thiếu chặt chẽ, nhất là công tác phối hợp xử lý khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Nghệ An-Hà Tĩnh; UBND cấp xã vẫn còn hiện tượng buông lỏng quản lý, không phát hiện kịp thời, không có biện pháp xử lý.

Một số điểm đáng chú ý như hiện nay chưa có quy định hướng dẫn xử lý đất dư thừa sau cải tạo; Phần lớn các mỏ cát được cấp phép qua kiểm tra đều sử dụng ống hút gắn trên các tàu thuyền để khai thác, không đúng phương án phê duyệt nhưng lâu nay chưa có biện pháp xử lý dứt điểm; Một số đơn vị, doanh nghiệp khai thác có giấy phép cải tạo đất phục vụ nông thôn mới nhưng không tập kết đúng địa điểm trong giấy phép, lợi dụng bán ra thị trường nhằm trục lợi.

Theo Đại tá Đặng Hoài Sơn - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho rằng: “Cần phải sớm tháo gỡ những khó khăn, thống nhất phương án để tạo điều kiện cho lực lượng chức năng không gặp bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình xử lý. Đặc biệt, những vấn đề liên quan đến chủ trương cần phải thảo luận, sớm báo cáo UBND tỉnh xem xét, đề xuất ý kiến điều chỉnh phù hợp”.

Đại tá Đặng Hoài Sơn- Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho rằng muốn đẩy lùi hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép ngoài sự vào cuộc quyết liệt phải có phương án thống nhất chỉ đạo chung, không để “vướng mắc” trong quá trình xử lý.
Đại tá Đặng Hoài Sơn- Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh cho rằng muốn đẩy lùi hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trái phép ngoài sự vào cuộc quyết liệt phải có phương án thống nhất chỉ đạo chung, không để “vướng mắc” trong quá trình xử lý.

Các địa phương như huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn cũng có ý kiến cho rằng: Cần phải xem xét, quy hoạch cấp phép vùng khai thác mỏ kịp thời. Bởi lẽ, việc đấu tranh với nạn khai thác lậu như thời gian qua đã cho thấy nguồn nguyên liệu đất, cát, sỏi lâu nay được được sử dụng trên địa bàn có những “lỗ hỏng” nhất định. Nguồn cung hiện tại không đáp ứng được nhu cầu gây mất bình ổn giá thị trường, làm chậm tiến độ các công trình đang thi công trên địa bàn. Lực lượng Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh cần phải duy trì, hỗ trợ các địa phương trong việc xử lý nạn khai thác tài nguyên, khoáng sản lậu…

Bàn về những “vướng mắc” được đề cập tại các điểm cấp phép cải tạo NTM, ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh cho rằng: “Những điểm cải tạo NTM chưa sử dụng hết khối lượng cho phép tận thu nhưng hết thời gian khai thác, nếu địa phương có nhu cầu thì tiếp tục kê khai đề xuất để xem xét cho phép tiếp tục sử dụng tại vị trí cũ; Đối với những địa phương làm NTM nếu có nhu cầu thực sự cũng sẽ tiếp tục được cấp phép tại điểm mới, tuy nhiên lần này phải trình thêm hội đồng xem xét…”.

Nhiều ý kiến cho rằng nên chăng xem xét cho phép thay đổi phương án khai thác cát hiện nay đã được chấp thuận để phù hợp với hoạt động thực tiễn của đơn vị khai thác. Vấn đề này được ông Hồ Huy Thành - Giám đốc Sở TN&MT Hà Tĩnh lý giải: “Có rất nhiều biện pháp để thực hiện khai thác, nhưng đối với các điểm khai thác cát khi được chấp thuận là mỏ khoáng sản sẽ khác với nạo vét luồng lạch. Việc chấp thuận, lựa chọn phương án khai thác dựa trên nhiều yếu tố, điều kiện khác nhau như vị trí, an toàn…chứ không vì lý do sợ không kiểm soát được. Còn việc điều chỉnh là không sai nhưng điều chỉnh như thế nào, ở đâu phải được đảm bảo. Do đó, những mỏ đã chấp thuận phương án thì có nghĩa trước đó đã được đánh giá trên nhiều phương diện, với sự tham gia ý kiến của nhiều sở ngành vì vậy yêu cầu thực hiện đúng quy định…”.

Được biết, vừa qua Sở TN&MT đã phối hợp với cơ quan chức năng rà soát 40 điểm, xét thấy có 23 điểm đảm cho việc cấp phép mỏ để trình UBND tỉnh xin ý kiến các bộ, ngành. Bên cạnh, Sở TN&MT Hà Tĩnh cũng đã hoàn thiện thủ tục, triển khai đấu nhiều mỏ đất san lấp.

Kiên quyết, kiên trì đấu tranh với tội phạm, sai phạm lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản được các lực lượng chức năng Hà Tĩnh thống nhất phương án chỉ đạo trong thời gian tới. Ngoài ra, những vấn đề “vướng mắc” liên quan đến chủ trương thì các sở, ngành sẽ có dự thảo báo cáo, trình UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo chung, đồng thời tiếp tục phối hợp với các địa phương thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh trong việc xử lý.

Đức Cảnh



Ý kiến bạn đọc