Tập huấn phổ biến kiến thức, giới thiệu về động đất, sóng thần giải pháp phòng, chống, giảm thiểu rủi ro và ứng phó.

17/12/2018
Aa

Về tham dự lớp tập huấn có đồng chí Phan Lam Sơn - Phó giám đốc Sở TN&MT chủ trì, cùng Đại diện các phòng, chi cục, các đơn vị trực thuộc Sở; Lãnh đạo và các chuyên viên Chi cục Biển, hải đảo và Tài nguyên nước.Thành viên Tiểu ban Báo tin động đất, cảnh báo sóng thần năm 2018 Đại diện các Sở, ngành, đơn vị: Văn phòng UBND tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; UBMTTQ tỉnh; Kế hoạch - Đầu tư; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Khoa học và Công nghệ; Sở Tài chính; Giáo dục và Đào tạo; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thông tin Truyền thông; Xây dựng; Giao thông Vận tải; Lao động, Thương binh và Xã hội; Y tế; Nội vụ; Ngoại vụ; Tư pháp; BQL Khu kinh tế tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Công an tỉnh; Hội nông dân; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Tỉnh đoàn; Liên minh HTX; Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật tỉnh; Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh; Cảng vụ Hàng hải Hà Tĩnh.UBND các huyện, thành phố, thị xã: Đại diện lãnh đạo và các phòng chuyên môn: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; BQL Khu DL Thiên Cầm; BQL QH&XD Khu DL Xuân Thành. PGS-TS.  Nguyễn Hồng Phương, Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.TS. Nguyễn Lê Minh, Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

Đ\c Phan Lam Sơn - Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường khai mạc lớp tập huấn

Tỉnh Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, diện tích đất tự nhiên 5.997km 2 . Hà Tĩnh nằm trong dải đồng bằng hẹp, bị kẹp bởi một bên là dãy Trường Sơn, một bên là biển Đông. Bề ngang từ bờ biển đến biên giới Việt Lào nơi hẹp nhất chỉ có 60km. Địa hình dốc nghiêng từ tây sang đông và bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối của dãy Trường Sơn.

TS. Nguyễn Lê Minh, Viện Vật lý địa cầu - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

Hà Tĩnh là địa phương chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai.

Bên cạnh đó, theo các nghiên cứu đã được ghi nhận, Hà Tĩnh nằm trên đới đứt gãy sông Cả, nên có thể xẩy ra các trận động đất có khả năng ảnh hưởng bởi cường độ chấn động lên đến cấp 8 (theo thang đo MSK 64).

Nhận thức được vấn đề trên, Hà Tĩnh đã tập trung cao độ cho công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các Văn bản của Trung ương làm cơ sở để các cấp, các ngành tổ chức thực hiện như: Quyết định số 25/2016/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 quy định một số nội dung về công tác phòng chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; Quyết định số 688/QĐ-UBND ngày 09/3/2018 về thành lập Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh năm 2018; Quyết định số 891/QĐ-UBND ngày 04 tháng 4 năm 2018 về việc thành lập Tiểu ban Báo tin động đất, cảnh báo sóng thần năm 2018.

Toàn cảnh buổi tập huấn

Thời gian vừa qua, tại vùng biển Kỳ Anh đã xẩy ra 2 trận động đất có cường độ ở mức nhỏ (3,8 và 2,3 độ richter), tuy chưa gây thiệt hại về con người và vật chất.

Trước sự việc đó, Sở nhận thấy thông tin, kiến thức về động đất, sóng thần và các giải pháp phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro của cộng đồng dân cư và các cấp quản lý đang còn hạn chế. Vì vậy Sở Tài nguyên và Môi trường với vai trò cơ quan Thường trực Tiểu ban Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần phối hợp với Viện vật lý địa cầu tổ chức lớp “Tập huấn phổ biến kiến thức, giới thiệu về động đất, sóng thần - Các giải pháp phòng, chống, giảm thiểu rủi ro và ứng phó”.



Ý kiến bạn đọc