Ứng dụng thành công thiết bị bay không người lái phục vụ điều tra dữ liệu TN&MT

22/11/2022
Aa

Thiết bị máy bay không người lái phục vụ công tác đo đạc bản đồ, sản phẩm do các nhà khoa học của Viện Khoa học và Đo đạc bản đồ chế tạo đã được ứng dụng rộng rãi thời gian qua.

Đây là kết quả của đề tài Nghiên cứu thiết chế tạo hệ thống UAV bầy đàn và xây dựng phần mềm điều khiển bay chụp ảnh, quét lidar phục vụ công tác tự động, tối đa hóa khả năng thu thập dữ liệu địa không gian, góp phần điều tra dữ liệu TN&MT.

Thạc sĩ Lưu Hải Âu - Giám đốc Trung tâm Tin học Trắc địa và Bản đồ, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các thiết bị máy bay không người lái (UAV) được nhóm nghiên cứu tận dụng từ thân vỏ của thiết bị bay mô hình, sau đó tự phát triển phần mềm dựa trên nhu cầu thực tế của ngành Đo đạc Bản đồ.

Thạc sĩ Lưu Hải Âu - Giám đốc Trung tâm Tin học Trắc địa và Bản đồ, Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, Trưởng nhóm nghiên cứu cho biết, các thiết bị máy bay không người lái (UAV) được nhóm nghiên cứu tận dụng từ thân vỏ của thiết bị bay mô hình, sau đó tự phát triển phần mềm dựa trên nhu cầu thực tế của ngành Đo đạc Bản đồ.

Theo đó, hiện nay việc sử dụng thiết bị UAV và xuồng không người lái (USV) chuyên dụng để bay chụp và đo đạc thành lập bản đồ trên cạn và dưới nước được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Tính ưu việt của các giải pháp này là cơ động, kinh tế, an toàn lao động, phù hợp với các khu đo có diện tích nhỏ và trung bình nếu đo trên diện tích nhỏ. Nhưng trên diện tích lớn, đòi hỏi thời gian nộp sản phẩm nhanh thì quy trình sử dụng thiết bị không người lái chưa được tối ưu.

Ông Lưu Hải Âu cũng cho biết, cuối tháng 2 năm 2022, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm thực tế bay quét lidar trên UAV thành lập bản đồ địa hình tại khu vực tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với 4 thiết bị UAV bay 20 km trên diện tích 4.000 ha, nhóm nghiên cứu chỉ thực hiện trong 1 ngày với 5 giờ bay chụp và quét lidar đồng thời. Nếu bay độc lập như trước đây sẽ cần thời gian 10 ngày, đó là chưa kể phụ thuộc thời tiết mưa, gió lớn không bay được. Đặc biệt, dàn UAV này chỉ cần 1 người vận hành, toàn bộ dữ liệu sẽ được tự động gửi về hệ thống theo thời gian thực.

Thạc sĩ Lưu Hải Âu (phải) giới thiệu thiết bị UAV tại triển lãm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường

Hiện nay, Ngành đo đạc bản đồ dân sự Việt Nam chưa từng nhập hệ thống UAV chuyên dụng bay theo bầy đàn để thực hiện các nhiệm vụ đo bản đồ, vì kinh phí rất lớn và cũng chưa có hãng nào bán. Vì vậy, thiết bị UAV bay kiểu riêng lẻ (có khả năng bay kết hợp kiểu bày đàn) được nhóm chế tạo thành công có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với thiết bị UAV bay kiểu riêng lẻ nhập ngoại. Sản phẩm góp phần giải quyết bài toán thi công đo đạc bản đồ và điều tra dữ liệu tài nguyên và môi trường cho các khu vực, trong đó đặc biệt là các vùng khó khăn: Biên giới, hải đảo, vùng biển, sông suối giáp ranh, chồng lấn và vùng có địa hình chia cắt con người không tiếp cận được.

Theo ông Nguyễn Phi Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ, công nghệ bay chụp UAV có nhiều ưu thế như chi phí vận hành thấp, cho phép thu nhận dữ liệu nhanh, thường xuyên, chi tiết, độ chính xác cao và dễ dàng tạo dữ liệu 3D sẽ mở ra nhiều ứng dụng mới trong công tác giám sát, thu nhận dữ liệu, thành lập bản đồ địa hình ở Việt Nam. Do vậy, trong thời gian tới, cần đẩy mạnh nghiên cứu kỹ thuật để phát triển công nghệ này trong nhiều lĩnh vực. Hơn nữa, do ngày càng được ứng dụng rộng rãi cho nên việc ban hành các văn bản hành chính liên quan đến ứng dụng công nghệ UAV trong công tác thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn cần được quan tâm hơn.

Theo monre.gov.vn



Ý kiến bạn đọc