Xác nhận và giải quyết chế độ thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (cấp huyện)

1. Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.

2. Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

3. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân.

4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện.

5. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận bị thương, danh sách đề nghị kèm các giấy tờ theo quy định.

6. Lệ phí: Không.

7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Có.

Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ theo Mẫu TB 5, ban hành kèm theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 1: Cán bộ chính sách cấp xã nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. Cán bộ được giao nhiệm vụ thực hiện việc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ: Cán bộ trực tiếp hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định;

+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Ghi phiếu biên nhận và chuyển hồ sơ cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Bước 2: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ, đủ điều kiện tham mưu trình Chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương; tổng hợp, lập danh sách kèm các giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.        

- Bước 3: Khi có kết quả, Cán bộ chính sách cấp xã đến nhận trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện.

a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận bị thương và giải quyết chế độ kèm một số giấy tờ làm căn cứ cấp giấy chứng nhận bị thương;

- Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương và một trong các giấy tờ sau:

+ Trường hợp trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong bộ luật Hình sự thì kèm theo kết luận của của cơ quan điều tra;

+ Trường hợp không xác định được đối tượng phạm tội phải có quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án;

+ Trường hợp đối tượng phạm tội bỏ trốn hoặc không xác định được nơi đối tượng cư trú phải có quyết định truy nã bị can;

+ Trường hợp án kéo dài phải có quyết định gia hạn điều tra;

+ Trường hợp người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự hoặc đã chết phải có một trong các giấy tờ sau: Quyết định không khởi tố vụ án, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án, quyết định đình chỉ điều tra vụ án;

+ Trường hợp dũng cảm thực hiện việc cấp bách nguy hiểm phục vụ quốc phòng an ninh, dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân.

 - Biên bản xảy ra sự việc do cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý hoặc Ủy ban nhân dẫn cấp xã nơi xảy ra sự việc lập.

b)  Số lượng hồ sơ:  01 (bộ).

Không

- Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 ngày 16/7/2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng;

- Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân.


Biểu mẫu đính kèm