Báo cáo kết quả công tác QLNN về tài nguyên và môi trường 9 tháng đầu năm 2018 và một số nhiệm vụ, giải pháp công tác thời gian tới

02/10/2018
Aa

Căn cứ đề nghị tại Văn bản số 2419/SKHĐT-TH ngày 10/9/2018 của Sở Kế hoạch và Đầu từ về việc báo cáo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm 2018; Sở Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo kết quả, cụ thể như sau:

  1. Về kết quả công tác 9 tháng đầu năm 2018
    1. Lĩnh vực đất đai, đo đạc bản đồ

-   Thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2018 và Kế hoạch sử dụng đất (bổ sung) năm 2018 của 13 huyện, thành phố, thị xã. Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua danh mục bổ sung các công trình, dự án cần thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất (bổ sung) năm 2018 trên địa bàn tỉnh tại Nghị quyết số 88/NQ-HĐNĐ ngày 18/7/2018.

- Thẩm định và tham mưu UBND tỉnh giải quyết 119 hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất với tổng diện tích 180,8 ha. Phối hợp kiểm tra, thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho thuê đất đối với 179 dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư của các tổ chức. Phối hợp kiểm tra, thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho thuê đất đối với 10 dự án đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư của các tổ chức. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác cấp GCNQSD đất cho tổ chức và hộ gia đình, cá nhân. Trong 9 tháng đầu năm đã cấp  90 giấy chứng nhận cho 70 tổ chức với diện tích 42,56ha; cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho 174 công trình với diện tích 272.210m 2 ; thẩm định tham mưu UBND cho 04 tổ chức chuyển sang thuê đất với diện tích 1,51ha; cho 01tổ chức được thuê đất trả tiền hàng năm diện tích 5,6ha; công nhận quyền sử dụng đất đối với 136 điểm sử dụng đất, diện tích 25,36ha; cấp đổi 421.392 giấy chứng nhận đạt 97,1% nhu cầu cần cấp, giao cho người sử dụng đất 407.798 giấy chứng nhận, đạt 92,4% số giấy đã ký.

- Về hoàn thiện bản đồ sau cấp giấy:  Đến nay đã thẩm định cấp Sở được 183/237 xã (đạt 77.22%); Có 102/183 xã đã phê duyệt bản đồ (đạt 55.74%); Nghiệm thu hoàn thành công trình được 29/102 xã (đạt 28.43%).

- Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2017 trình UBND tỉnh phê duyệt báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định. Tính đến ngày 01/01/2018, tổng diện tích đất đai toàn tỉnh là 599.066,74ha; trong đó, đất nông nghiệp 483.723,6 ha chiếm 80,75%; đất phi nông nghiệp 86.628,7ha chiếm 14,5%; đất chưa sử dụng 28.714,4ha chiếm 4,8%.

- Hoàn thành tham mưu Quyết định thay thế Quyết định số 04/2017/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 của UBND tỉnh về việc ủy quyền xác định giá đất cụ thể; Trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện định giá đất cụ thể trên địa bàn toàn tỉnh; Hoàn thành trình UBND tỉnh Dự thảo Quyết định sửa đổi Quyết định số 75/2014/QĐ-UBND ngày 03/11/2014 của UBND tỉnh quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, (hiện UBND tỉnh đang trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xin ý kiến); Đã hoàn thiện Dự thảo điều chỉnh, bổ sung Bảng giá đất năm 2015 trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh xem xét ban hành quy định (hiện nay UBND tỉnh đang trình Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để xin ý kiến).

- Xây dựng, trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh thẩm định và trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt giá đất cụ thể đối với 09 dự án; 02 dự án đã hoàn thiện phương án đang trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh để nhằm phục vụ các mục đích quản lý nhà nước về giá đất; Tiếp nhận và trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí bồi thường bồi thường, hỗ trợ tái định cư thực hiện 05 dự án [1] với tổng kinh phí bồi thường hỗ trợ hơn 15,83 tỷ cho 24 đối tượng bị ảnh hưởng. Ngoài ra chủ trì phối hợp các Sở, ngành và đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý các vướng mắc khó khăn

- Làm việc Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất Thủ tướng Chính phủ chủ trương giải quyết công nhận lại đất ở cho các thửa đất đã sử dụng làm nhà ở trước ngày 18/12/1980 nhưng hiện nay không còn hồ sơ kê khai đăng ký theo Chỉ thị 299/TTg (được Thủ tướng đồng ý tại Văn bản số 3581/VPCP-NN ngày 18/4/2018). Sau khi được Thủ tướng chính phủ đồng ý về chủ trương và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện (Văn bản số 3234/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 20/6/2018), Sở đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 2443/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 về việc quy định điều kiện, hạn mức và trình tự, thủ tục thực hiện; hiện nay Sở đang chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

- Phối hợp Thanh tra tỉnh làm việc với các bộ, ngành Trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ) đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án giải quyết tồn đọng 55 hộ cầu Bến Thủy và đã được Thủ tướng chính phủ đồng ý về chủ trương (tại Văn bản số 6606/VPCP-NN ngày 13/7/2018) và Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn (tại Văn bản số 4064/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 31/7/2018). Hiện nay, UBND tỉnh đang giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì tham mưu thực hiện.

  1. Lĩnh vực khoáng sản, tài nguyên nước, KTTV, Biển và hải đảo

- Tập trung rà soát các mỏ trên địa bàn thị xã Kỳ Anh và khu vực Nam huyện Kỳ Anh để xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động. Đã hoàn thiện các bước và tổ chức đấu giá thành công đối với 02 mỏ đất để làm nguyên liệu cho nhà máy gạch Tuynel, đang hoàn thiện các thủ tục để tiếp tục đấu giá đối với 05 mỏ theo kế hoạch đấu giá năm 2017.

- Tổ chức hội nghị tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các Sở, ban ngành, địa phương và các doanh nghiệp hoạt động tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. Hoàn thành dự án Điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 89/NQ-HĐND ngày18/7/2018; Đang triển khai dự án Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; xây dựng Chương trình Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Hà Tĩnh. Tiếp nhận 14 hồ sơ và hoàn thành thẩm định 06 hồ sơ kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu; tiếp nhận 33 hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước và cấp 22 giấy phép, 50 hồ sơ đề nghị tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước. Trong 9 tháng đầu năm đã kiểm tra 05 tổ chức có hoạt động về lĩnh vực khí tượng thủy văn, tài nguyên nước; 42 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh.

  1. Lĩnh vực môi trường

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt trước, trong và sau Tết nguyên đán tại các địa phương trên toàn tỉnh; Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 90/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 về Quy hoạch Bảo tồn Đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Hoàn thành trình UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết 05-NQ/TU ngày  07/12/2017 của BTV Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với một số lĩnh vực về BVMT đến năm 2025 và những năm tiếp theo và Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 79/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 về một số chính sách bảo vệ môi trường giai đoạn 2018- 2020 tỉnh. Đôn đốc các địa phương khẩn trương hoàn thành phê duyệt Đề án và giá dịch vụ thu gom, vận chuyển xử lý rác thải, đến nay 13/13 đơn vị đã hoàn thành. Hướng dẫn các địa phương thực hiện tiêu chí Môi trường trong xây dựng Nông thôn mới năm 2018.

- Chủ trì kiểm tra, xử lý kiến nghị, khiếu nại về ô nhiễm môi trường tại các đơn vị như: các trang trại chăn nuôi lợn, một số hồ nuôi tôm, các bãi rác, bệnh viện, cơ sở kinh doanh v.v. Chỉ đạo UBND cấp huyện xử lý các kiến nghị của người dân về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng của Tổng cục môi trường. Tiếp tục thực hiện giám sát công tác BVMT tại dự án Formosa, Nhà máy bia Sài Gòn - Hà Tĩnh, Nhiệt điện Vũng Áng 1 theo kế hoạch. Tiếp nhận và giải quyết 94/103 hồ sơ công tác bảo vệ môi trường, số hồ sơ còn lại đang trong thời hạn giải quyết.

  1. Lĩnh vực thanh tra, kiểm tra

- Tiếp 26 lượt người, trực tiếp tiếp nhận 56 đơn thư/56 vụ việc và 17 đơn thư do UBND tỉnh giao. Trong đó đã hoàn thành giải quyết 56 đơn thư/56 vụ việc đã tiếp nhận và 13/17 đơn thư UBND tỉnh giao. Còn 04 đơn thư  đang triển khai giải quyết.

- Triển khai 06 cuộc  thanh tra theo kế hoạch và 23 cuộc thanh, kiểm tra đột xuất.  Qua  thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính với 15 trường hợp, thu ngân sách 367 triệu đồng; tham mưu UBND tỉnh XPVPHC 01 tổ chức 435 triệu đồng, đề nghị thu hồi 33,79 ha đất của 07 tổ chức với 12 khu đất. Ngoài ra, Sở đã cử cán bộ tham gia Đoàn công tác liên ngành xử lý khai thác cát, sỏi trái phép trên sông, từ tháng 8/2018 đến nay đã xử phạt vi phạm hành chính 25 vụ việc với tiền phạt hơn 125 triệu đồng.

2. Một số tồn tại, hạn chế

- Việc phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh Chính phủ phê duyệt chậm so với kế hoạch dẫn đến việc điều chỉnh QHSD đất cấp huyện cũng chậm so với tiến độ và yêu cầu đề ra. Công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn một số xã chưa hoàn thành. Việc xử lý chồng đè giữa các kết quả đo đạc đối với đất lâm nghiệp khi nghiệm thu bản đồ ranh giới nông lâm trường chậm được giải quyết nên đến nay chưa lập hồ sơ chuyển sang thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thời gian thực hiện việc xác định giá đất cụ thể trong một số trường hợp còn kéo dài, chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ đề ra. Việc hoàn thiện  bản đồ sau cấp giấy chậm; công tác giao đất tái định cư còn hạn chế do việc đầu tư xây dựng các khu tái định cư chậm, thiếu vốn.

- Tình trạng các mỏ đá được cấp phép không đi vào hoạt động khai thác được (đặc biệt tại địa bàn thị xã Kỳ Anh và huyện Kỳ Anh) do nguồn cung vượt cầu quá lớn; Tình trạng khai thác khoáng sản cát trái phép còn diễn ra tại một số tuyến sông (nhất là các huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Khê) mặc dù UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, UBND các huyện, thị xã đã thành lập tổ công tác liên ngành về kiểm tra, xử lý việc khai thác, kinh doanh cát trái phép trên địa bàn. Một số đơn vị có mỏ khoáng sản đã hết thời hạn khai thác nhưng chưa thực hiện các thủ tục gia hạn giấy phép và thực hiện công tác cải tạo, phục hồi môi trường, đất đai sau khai thác.

- Tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động tài nguyên nước đặc biệt là khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước và hành nghề khoan nước dưới đất còn diễn ra nhiều nơi. Công tác cấp phép đối với hệ thống các công trình cấp nước phục vụ thủy lợi, phục vụ cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, đô thị đang gặp nhiều khó khăn; Công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước ở cấp cơ sở chưa được quan tâm. Nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chưa có công trình xử  lý nước thải. Mặc dù đã tổ chức tuyên truyền, tập huấn nhưng việc triển khai thực hiện thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 còn chậm.

- Việc triển khai xây dựng, phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên phạm vi toàn tỉnh chậm, kéo dài, mặc dù quá trình thực hiện có gặp những khó khăn vướng mắc, có nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu vẫn là do các địa phương chưa thực sự quan tâm và tập trung thực hiện. Việc triển khai lắp đặt lò đốt tại các địa phương thực hiện chậm dẫn đến công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải gặp nhiều khó khăn (mới chỉ có 02/12 lò đốt đã được UBND tỉnh đồng ý chủ trương được lắp đặt, một số địa phương có nêu lý do khách quan (dân địa phương thiếu đồng thuận, gây cản trở), còn lại hầu hết các địa phương không có lý do chính đáng. Bên cạnh đó, việc bố trí ngân sách chậm, chưa bố trí đủ để cấp bù cho phần kinh phí vận chuyển, xử lý cũng gây không ít khó khăn cho việc triển khai Đề án tại các địa phương. Theo đó đến nay nhiều địa phương đang còn tồn đọng khối lượng rác thải sinh hoạt khá lớn, chậm được thu gom, xử lý, gây bức xúc trong nhân dân (Đức Thọ, Hương Khê, Thạch Hà,…).  Số lượng báo cáo ĐTM phê duyệt nhiều nhưng việc lập hồ sơ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành còn ít; Sở TN và MT đã đôn đốc, yêu cầu các cơ sở thực hiện nhưng kết quả đạt được chưa cao nguyên nhân chủ yếu là do ý thức chấp hành của các doanh nghiệp. Số điểm tồn dư thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường còn nhiều nhưng việc đầu tư, xử lý còn ít, chưa bố trí đủ nguồn lực để triển  khai xử lý. Công tác kiểm tra giám sát các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề còn hạn chế. Công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên chưa thực sự hiệu quả, chưa huy động được sức mạnh của toàn dân tham gia bảo vệ môi trường; Ý thức bảo vệ môi trường vẫn chưa trở thành thói quen, nếp sống của đa số dân cư.

- Công tác tham mưu giải quyết đơn thư, vụ việc hiệu quả chưa cao, một số vụ việc xử lý còn chậm. Công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm còn hạn chế, một số đơn vị vi phạm trong sử dụng đất, bảo vệ môi trường, khai thác khoáng sản nhưng phát hiện xử lý không kịp thời. Nguyên nhân chính là do: Đội ngũ làm công tác thanh tra Tài nguyên và Môi trường quá mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ (07 người), do vậy công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tổ chức thường xuyên, việc ban hành các Kết luận thanh tra và tổ chức hậu kiểm chưa đảm bảo thời gian quy định; Công tác kiểm tra, xác minh tham mưu giải quyết các vụ việc liên quan đến đất đai là việc nhạy cảm, khó khăn, phức tạp mất nhiều thời gian.

  1. Kế hoạch công tác thời gian tới

3.1. Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh triển khai điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và tổ chức triển khai thực hiện đã được phê duyệt; Điều chỉnh chỉ tiêu đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất cho các huyện thị và hoàn thành thẩm định phê duyệt phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ cuối (2016 - 2020); Trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất bổ sung 6 tháng cuối năm 2018 và triển khai lập kế hoạch sử dụng đất năm 2019 cấp huyện từ tháng 10/2018. Triển khai xây dựng danh mục công trình dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng năm 2019 trình kỳ họp HĐND tỉnh cuối năm.

- Hoàn thành Dự án: “Xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới; đo đạc lập bản đồ địa chính và lập hồ sơ chuyển sang thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” và Đề án “tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông trường, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty lâm nghiệp, công ty nông nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, BQL rừng, các tổ chức sự nghiệp khác” theo Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH ngày 27/11/2015 của Quốc Hội và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng. Triển khai thực hiện Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đất đai” vay vốn Ngân hàng thế giới. Chỉ đạo hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính huyện Cẩm Xuyên; Triển khai thí điểm việc liên thông điện tử giữa ngành Tài nguyên và Môi trường và ngành Thuế về thực hiện nghĩa vụ tài chính trong giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSD đất.

- Tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 75/2014/QĐ-UBND ngày 03/11/2014 ban hành quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa  bàn tỉnh Hà Tĩnh và Kế hoạch định giá đất cụ thể (bổ sung) năm 2018; Tham mưu Thường trực HĐND tỉnh thông qua điều chỉnh, bổ sung Bảng giá đất năm 2015.

- Hoàn thành bản đồ đo đạc sau cấp giấy và giải quyết hồ sơ nghiệm thu hoàn thành; Tập trung giải quyết dứt điểm các tồn đọng về đất đai; Giải quyết kịp thời các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp GCNQSD đất đảm bảo kịp thời, chất lượng và tăng nguồn thu cho ngân sách.

3.2. Hoàn thiện các Dự thảo: Hướng dẫn liên ngành về trình tự, hồ sơ, thủ tục thực hiện Nghị quyết số 79/2017/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh về một số chính sách bảo vệ môi trường giai đoạn 2018 – 2020; Kế hoạch Thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn giai đoạn 2018 – 2020; Hướng dẫn phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và xây dựng Kế hoạch triển khai Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Triển khai thực hiện nhiệm vụ: "Điều tra hiện trạng các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh". Kiểm tra tình hình thực hiện các tiêu chí nông thôn mới xã đăng ký về đích; Hướng dẫn các đơn vị kê khai, đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Tiếp tục phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường giám sát chặt chẽ việc thực hiện cam kết khắc phục vi phạm môi trường của Công ty FHS và hoạt động vận hành sản xuất của lò cao số 1, số 2 của nhà máy thép Formosa. Tập trung triển khai dự án xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển tại Khu Kinh tế Vũng Áng sau khi được UBND tỉnh phê duyệt giá.

3.3. Hoàn thành Đề án tăng cường công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, có xét đến 2030 trình HĐND tỉnh thông qua vào Kỳ họp cuối năm; Tiếp tục triển khai đấu giá các mỏ còn lại theo Kế hoạch đấu giá năm 2017; Triển khai kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn các huyện (dự kiến huyện Hương Khê, Kỳ Anh, Nghi Xuân) và tiếp tục kiểm tra các đơn vị hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh.

3.4. Tiếp tục triển khai thực hiện Dự án Thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Hà Tĩnh và xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 89/NQ-HĐND về Điều chỉnh Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; Xây dựng Chương trình Quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ tỉnh Hà Tĩnh; Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị nộp hồ sơ đề nghị tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính Phủ; Triển khai Kế hoạch kiểm tra các đơn vị hoạt động tài nguyên nước, Khí tượng thủy văn, Biển đảo trên địa bàn tỉnh; Tổng hợp hiện trạng các trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng và hoạt động quan trắc, cung cấp thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn của các chủ công trình theo quy định của Luật Khí tượng thủy văn và Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ.

3.5. Tham gia đầy đủ việc tiếp dân định kỳ tại Trụ Sở tiếp công dân tỉnh và tiếp dân thường xuyên tại Văn phòng Sở ; Theo dõi, đôn đốc hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; Triển khai thanh tra trách nhiệm công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đất đai đối với UBND huyện Đức Thọ và thanh tra công tác QLNN lĩnh vực môi trường tại UBND huyện Cẩm Xuyên; kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với một số đơn vị sử dụng đất theo kiến nghị của Đoàn giám sát HĐND tỉnh; Kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất, đấu giá QSD đất ở tại huyện Thạch Hà; Thanh, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và chấp hành pháp luật về tài nguyên nước tại một số đơn vị đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và cấp phép lĩnh vực tài nguyên nước (Tập trung kiểm tra các đơn vị có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường); Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của các tổ chức có sử dụng đất sau khi được giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh, tập trung các đơn vị được giao đất, cho thuê đất nhưng chậm đầu tư, không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích, giao đất, cho thuê không đúng thẩm quyền.

4. Một số đề xuất, kiến nghị

Kính đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm giải quyết một số nội dung sau:

4.1. Sớm thành lập Văn phòng Đăng ký đất đai (một cấp) thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường. Bổ sung biên chế cho ngành (bổ sung đủ 06 biên chế cho ngành theo chỉ tiêu biên chế được giao năm 2018) để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

4.2. Bố trí cơ sở nhà đất (đề xuất lấy cơ sở cũ của Trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN tỉnh – khu đất phía sau Sở Khoa học Công nghệ) và kinh phí để cải tạo cơ sở vật chất làm phòng thí nghiệm cho Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường nhằm đảm bảo năng lực để tiếp nhận Hợp phần 1 của Dự án Xây dựng hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển 04 tỉnh miền Trung;

- Bố trí kinh phí xây dựng thêm Kho lưu trữ cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất đáp ứng yêu cầu và an toàn về lưu trữ tài liệu (Xây dựng trong khuôn viên của đơn vị);

- Đề nghị bố trí trụ sở làm việc cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (hiện nay đang sử dụng tạm trụ sở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh – cơ sở cũ) từ cơ sở nhà đất của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (sau khi chuyển ra địa điểm mới).

4.3. Tiếp tục cấp kinh phí để chi trả cho công tác đo đạc bản đồ; chỉ đạo các địa phương bố trí kinh phí trả nợ tư vấn tiền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết 54/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh.

4.4. Để giảm áp lực về rác thải đối với huyện Đức Thọ trong thời gian Công ty T-TECH chưa hoàn thành việc xây dựng, lắp đặt lò đốt rác, đồng ý chủ trương cấp cho mỗi hộ gia đình 02 thùng rác (vận dụng Nghị quyết 79 của HĐND tỉnh) nếu các hộ (thuộc các xã Đức Hòa, Đức Long, Tùng Ảnh, Đức Yên và thị trấn Đức Thọ) thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn;

Bố trí đủ kinh phí để cấp bù cho các địa phương trong việc thực hiện Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt với tổng kinh phí khoảng 48,23 tỷ đồng.

4.5. Chỉ đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh tích cực tổ chức kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong khu kinh tế và các KCN; đặc biệt là các Dự án do Ban thẩm định, phê duyệt ĐTM.

4.6. Trình Thủ tướng Chính phủ cho Hà Tĩnh thực hiện thí điểm Dự án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác mỏ theo hình thức xã hội hóa (Dự kiến cho Công ty Việt – Séc thực hiện thí điểm việc cải tạo phục hồi môi trường một số mỏ đá tại núi Hồng Lĩnh);

Đối với các mỏ đã hết thời hạn khai thác, nhưng đơn vị được cấp giấy phép không thực hiện thủ tục đóng cửa mỏ và đã giải thể hoặc phá sản, đề nghị UBND tỉnh bổ sung dự toán chi ngân sách trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để tổ chức thực hiện;

Yêu cầu chính quyền các địa phương bố trí đủ lực lượng, phương tiện để ngăn chặn kịp thời, thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ khoáng sản chưa khai thác (tập trung xử lý khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông, đất san lấp).

4.7. Cho Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện thí điểm ứng vốn từ Quỹ phát triển đất để giải phóng mặt bằng, thăm dò trữ lượng các mỏ vật liệu xây dựng trước khi trình kế hoạch đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản (thu hồi tiền để hoàn trả vốn ứng từ người trúng đấu giá).

Trên đây là báo cáo kết quả công tác 9 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới của Sở Tài nguyên và Môi trường, kính đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét tổng hợp./.


[1] Dự án đường đi qua Dự án thương mại dịch vụ thể thao và giải trí phường Văn Yên; Dự án Đầu tư vùng nuôi tôm công nghiệp tại xã Kỳ Trinh của Công ty TNHH Trường Phú; Dự án xây dựng trụ sở Bảo hiểm xã hội thị xã Hồng Lĩnh; Dự án Cửa hàng xăng dầu và kinh doanh thương mại dịch vụ tại xã Thạch Hạ, thành phố Hà Tĩnh; Dự án đầu tư xây dựng công trình khu xử lý chất thải rắn tại huyện Hương Khê



Ý kiến bạn đọc