Nghị định số 155/2024/NĐ-CP ngày 10/12/2024 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn

24/12/2024
Aa

Ngày 10 tháng 12 năm 2024 Chính phủ ban hành Nghị định số 155/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; Nghị định này bãi bỏ nội dung trong các Nghị định sau đây: Khoản 2 Điều 1, Chương II, điểm a khoản 2 Điều 21; cụm từ “khí tượng thủy văn” tại tên Nghị định, căn cứ ban hành, tên Chương IV, tại khoản 1 và khoản 4 Điều 1, tại Điều 2, tại khoản 1 Điều 3, điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; Nghị định số 84/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; Điều 3 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.

Một số điểm mới cần lưu ý của Nghị định số 155/2024/NĐ-CP:

- Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1), Nghị định xác định rõ khái niệm hành vi vi phạm hành chính khí tượng thủy văn (khoản 2); bổ sung nội dung “Hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực khí tượng thủy văn mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác có liên quan để xử phạt” (khoản 3) như hành vi vi phạm về sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn (khoản 4); báo chí (khoản 5); lĩnh vực hàng không dân dụng (khoản 6);

- Về đối tượng áp dụng (Điều 2): Lưu ý tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn quy định gồm có Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao (điểm b khoản 2 Điều 2) và tại khoản 5 Điều 2 quy định Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan. Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực khí

tượng thuỷ văn thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thuỷ văn mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan .

- Về thời hiệu xử phạt: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn là 01 năm (khoản 1 Điều 3). Các hành vi vi phạm được xác định là đã kết thúc và thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là thời điểm tổ chức, cá nhân kết thúc thời hạn báo cáo, thông báo, kê khai được quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 3, làm căn cứ xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu xử phạt.

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn gồm:

- Vi phạm quy định về giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thuỷ văn;

- Vi phạm quy định về dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;

- Vi phạm quy định về truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn;

- Vi phạm quy định về quản lý, khai thác mạng lưới trạm khí tượng thủy văn

- Vi phạm quy định về cung cấp, khai thác, sử dụng, trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn;

- Vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ công trình khí tượng thuỷ văn;

- Vi phạm quy định về tác động vào thời tiết;

- Các hành vi vi phạm khác về khí tượng thủy văn quy định tại Nghị định.

Nghị định xác định việc “ báo cáo sai sự thật ” về hoạt động trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại điểm đ khoản 3 Điều 3; bãi bỏ quy định “ không hoạt động liên tục 12 tháng đối với hoạt động dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn ” và “ kê khai gian lận xin phép dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn ” tại các văn bản quy phạm pháp luật trước đây.

- Về hình thức xử phạt (Điều 4), Nghị định điều chỉnh hình thức xử phạt chính là phạt tiền, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức. Bên cạnh đó, Nghị định quy định chi tiết về việc hình phạt bổ sung (khoản 2), khắc phục hậu quả (khoản 3) và bổ sung nội dung số lợi bất hợp pháp có được do vi phạm (khoản 4).

- Về giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (Điều 6), Nghị định đã quy định chi tiết xử phạt các hành vi về Thực hiện không đúng phạm vi giấy phép (điểm a khoản 1), Cung cấp thông tin không đúng theo nội dung giấy phép (điểm b khoản 1), T ự ý cho mượn, cho thuê giấy phép (khoản 2), Hoạt động

khi giấy phép đã hết hạn (điểm d khoản 1 và điểm b khoản 3); hình phạt bổ sung (khoản 4); biện pháp khắc phục hậu quả (khoản 5).​

- Về truyền, phát bản tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn (Điều 8), Nghị định quy định về hành vi “ truyền, phát bản tin mà không nêu rõ nguồn gốc bản tin” (khoản 1) và “ truyền, phát bản tin .. không có nguồn gố c” (khoản 2) và các hành vi liên quan bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn (khoản 3, 4, 5). Hành vi vi phạm quy định về sử dụng, kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo khí tượng thủy văn (được nêu tại khoản 3 Điều 1), Nghị định đã quy định về “ Lắp đặt phương tiện đo khí tượng thủy văn không đúng vị trí quan trắ c ” và các nội dung khác liên quan hoạt động Quan trắc: k hông đúng vị trí , không đủ các yếu tố không đủ tần suất, không đúng giờ quy định, vi lắp đặt trạm quan trắc khí tượng thủy văn không đảm bảo mật độ, cố ý vi phạm quy định kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình chuyên môn, không tổ chức thực hiện quan trắc …thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng của tổ chức, cá nhân (Điều 10), bên cạnh việc quy định mức xử phạt thì Nghị định bổ sung quy định biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi không thông báo cho Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan quản lý nhà nước khi thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng.​

Về người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính gồm:

- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn.

- Công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đang thi hành công vụ, nhiệm vụ của Tổng cục Khí tượng Thủy văn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2025.



Ý kiến bạn đọc