Sơ Kết 6 Tháng Đầu Năm Ngành Tài Nguyên – Môi Trường Hà Tĩnh: Kết Quả Đạt Được – Nhiệm Vụ Trước Mắt

22/07/2024
Aa

Ngày 17/7/2024, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024 của Ngành Tài nguyên và Môi trường toàn quốc. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại Trụ Sở Bộ Tài nguyên và Môi trường và các điểm cầu tại Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh, thành. Hội nghị đã đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ toàn ngành trong 6 tháng đầu năm, những tồn tại hạn chế, nguyên nhân và đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024

Hình ảnh: Điểm cầu trực tuyến Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2024 của Ngành Tài nguyên và Môi trường tại Sở Tài nguyên và Môi trường Nhãn

Đối với ngành Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh, 6 tháng đầu năm 2024 với sự nỗ lực của toàn ngành đã đạt những kết quả nổi bật trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường:

Về lĩnh vực đất đai:

Tham mưu HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành 02 Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); Phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của 13/13 huyện, thành phố, thị xã; Điều chỉnh phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cho cấp huyện, thời kỳ 2021-2030 theo Quyết định số 227/QĐ-TTg ngày 12/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ; trình HĐND tỉnh thông qua danh mục các công trình dự án cần thu hồi đất, chuyển

mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ (bổ sung) năm 2024; phê duyệt giá đất cụ thể 02 dự án; trình Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh thẩm định và đang bổ sung hoàn thiện 06 dự án ­ , đang triển khai thực hiện xây dựng giá đất 04 dự án; Hoàn thành công tác thống kê đất đai năm 2023 trên địa bàn tỉnh, thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - dự toán đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính đất nông nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau tập trung, tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh; Hoàn thiện hồ sơ tham mưu UBND tỉnh trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021-2025) tỉnh Hà Tĩnh, để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ tập trung, tích tụ ruộng đất tại Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 16/12/2021 của HĐND tỉnh; chỉ đạo triển khai thực hiện đo đạc, cấp giấy CNQSD đất sau khi thực hiện phương án tập trung, tích tụ ruộng đất tại các địa phương. Tham mưu giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất với tổng diện tích 270,899 ha (thẩm quyền cấp tỉnh: 200,1 ha; cấp huyện: 70,799ha).

Báo cáo đề xuất UBND tỉnh chủ trương ban hành Quyết định quy định về cơ chế, chính sách tạo quỹ đất sạch và quản lý quỹ đất công phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật địa chính tổ chức đấu giá thành công 80/86 lô dôi dư thuộc các khu tái định cư được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Trung ương, trái phiếu Chính phú tại tại các huyện Thạch Hà, Đức Thọ và thành phố Hà Tĩnh, thu ngân sách 81,6 tỷ đồng (chi tiết các huyện đưa xuống chấn trang ghi đến huyện không cần đến cấp xã…..).

Về triển khai Luật Đất đai năm 2024: Đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 01/4/2024 về triển khai thi hành Luật Đất đai số 31/2024/QH15; đang tham mưu Dự thảo các quy định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh theo Luật Đất đai năm 2024

Về lĩnh vực khoáng sản

Tham mưu UBND tỉnh văn bản đề nghị Cục Khoáng sản Việt Nam rà soát, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; phê duyệt Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2024 đối với 04 khu vực mỏ, với tổng diện tích 96,24ha, đợt 2 năm 2024 đối với 20 khu vực mỏ, với tổng diện tích 147,18ha; Văn bản chi đạo tiếp tục tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xử lý khối lượng đất dư thừa trong quá trình thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất; trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết bãi bỏ Nghị quyết số 74/2013/NQ-HĐND ngày 18/12/2013 về quy hoạch khoáng sản làm VLXD thông thường.

Tham mưu UBND tỉnh: Cấp 01 Giấy phép khai thác khoáng sản; xác nhận 04 hồ sơ đăng ký khai thác (có 02 hồ sơ khai thác trên tuyến), điều chỉnh diện tích, công suất, thiết bị khai thác trong bản xác nhận khu vực khai thác đối với 05 khu vực khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam; xác nhận 01 khu vực khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường trong phạm vi Dự án đường giao thông; chuyển nhượng 01 Giấy phép khai thác khoáng sản; phê duyệt 02 Quyết định đóng cửa mỏ cát xây dựng, 01 Đề án đóng cửa mỏ đá xây dựng; chuyển 04 hồ sơ để xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Khai thác vượt công suất cho phép (02 hồ sơ), không nộp báo cáo định kỳ khai thác khoáng sản (01 hồ sơ), khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường trong phạm vi Dự án mà không đăng ký khu vực khai thác tại UBND tỉnh (01 hồ sơ), với tổng số tiền là 830 triệu đồng; đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét chuyển 01 hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định về hành vi khai thác vượt ra ngoài ranh giới mỏ được cấp.

Về Lĩnh vực tài nguyên nước, KTTV, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo

Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai Luật Tài nguyên nước năm 2023; tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ đối với lĩnh vực tài nguyên nước; báo cáo tổng kết thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015; chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông trong mùa hạn hán năm 2024.

Trình UBND tỉnh phê duyệt và triển khai đề cương nhiệm vụ Điều tra, rà soát, hoàn chỉnh Danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh; Cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Hà Tĩnh; Xây dựng quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các vị trí thuộc địa bàn tỉnh quản lý chưa được quy định tại Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Phân vùng rủi ro môi trường biển và hải đảo tỉnh Hà Tĩnh; Kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh, giai

đoạn đến 2025; Kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, ứng phó sự cố tràn dầu, biển đảo.

Về lĩnh vực môi trường

Tham mưu UBND tỉnh: ban hành Kế hoạch số 204/KH-UBND ngày 17/5/2024 về triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh gắn với chỉ đạo triển khai Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025 và những năm tiếp theo; các văn bản chỉ đạo thực hiện kết luận của Tổng kiểm toán nhà nước về bảo vệ môi trường tại các CCN, làng nghề trên địa bàn tỉnh; Quyết định phê duyệt điều chỉnh Báo cáo Nghiên cứu khả thi Hợp phần 1 – Dự án Tăng cường năng lực hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển tại Hà Tĩnh; Đề xuất chủ trương đầu tư dự án xây dựng CSDL môi trường để kết nối với CSDL môi trường Trung ương.

Hoàn thành việc lấy mẫu, phân tích chương trình quan trắc mạng lưới đợt 1, đợt 2/2024 và đang lấy mẫu, phân tích đợt 3 theo Quyết định số 3736/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh;

Triển khai lập đề cương, dự toán các nhiệm vụ về Kế hoạch quản lý chất lượng không khí, chất lượng nước mặt, xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng, xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.

Hướng dẫn, thẩm định tiêu chí môi trường, Chất lượng môi trường sống trong xây dựng NTM tại 03 xã NTM nâng cao (xã Thạch Liên - huyện Thạch Hà, xã Đồng Môn - thành phố Hà Tĩnh, xã Xuân Mỹ - huyện Nghi Xuân), 01 xã NTM kiểu mẫu (xã Mai Phụ - huyện Lộc Hà); thẩm tra huyện Kỳ Anh đạt chuẩn huyện NTM.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết đơn thư

Đã triển khai 01 cuộc thanh tra theo kế hoạch, 01 cuộc thanh tra đột xuất, 11 cuộc kiểm tra theo kế hoạch về lĩnh vực đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước (trong đó có 01 cuộc thanh tra, 06 cuộc kiểm tra triển khai từ kỳ trước chuyển sang). Đến nay 01 cuộc thanh tra, 03 cuộc kiểm tra đã ban hành kết luận thanh tra, thông báo kiểm tra; 01 cuộc kiểm tra đã hoàn thành báo cáo và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, kết luận; 04 cuộc kiểm tra đã hoàn thành kiểm tra thực tế, đang hoàn thiện báo cáo; 01 cuộc thanh tra, 03 cuộc kiểm tra đang triển khai thực hiện. Đã hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 11 tổ chức và tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh xử phạt đối với 03 tổ chức, với số tiền 798,456 triệu đồng và phạt cảnh cáo đối với 03 tổ chức. Đến nay, có 06/14 tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính đã hoàn thành nộp phạt số tiền 263,216 triệu đồng.

Cấp huyện đã tổ chức 41 cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền 669,454 triệu đồng

Đã tiếp nhận 79 đơn thư ( khiếu nại 8, tố cáo 5, kiến nghị, phản ánh 67). Đến nay, đã xử lý 79/79 đơn thư (trong đó 24 đơn đã có văn bản chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; 02 đơn hướng dẫn công dân gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; 53 đơn lưu để biết).

e. Về công tác CCHC, chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố Danh mục và Quy trình nội bộ thủ tục hành chính lĩnh vực Khoáng sản thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh;

- Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2024, Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024, Kế hoạch kiểm soát TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông năm 2024, Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến các thủ tục hành chính ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Theo đó, Sở đã triển khai nhiệm vụ CCHC đến các phòng, đơn vị trực thuộc để tập trung thực hiện; rà soát, đánh giá thủ tục hành chính và kiểm tra, đánh giá công tác CCHC nhà nước năm 2024.

- Về thực hiện dịch vụ công trực tuyến:

+ Đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở: Tiếp nhận 659 hồ sơ nộp trực tuyến (so với cùng kỳ năm 2023 tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tăng từ 73% lên 100%) 83 hồ sơ từ kỳ trước chuyển qua, đã xử lý trước và đúng hạn 561 hồ sơ, đang xử lý 36 hồ sơ, yêu cầu bổ sung 91 hồ sơ, không giải quyết 54 hồ sơ do chưa đảm bảo quy định. Không có hồ sơ xử lý chậm hạn.

+ Đối với các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai: Tiếp nhận 80.944 hồ sơ, trong đó: tiếp nhận trực tuyến 77.473 hồ sơ (so với cùng kỳ năm 2023 tỷ lệ hồ sơ trực tuyến tăng từ 25,6% lên 96%) . Đã xử lý đúng hạn 62.857 hồ sơ, đang xử lý chưa đến hạn 2.710 hồ sơ, 15.377 hồ sơ yêu cầu chỉnh sửa bổ sung. Không có hồ sơ xử lý chậm hạn.

Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhưng công tác quản lý nhà nước về tài nguyên – môi trường vẫn còn nhưng tồn tại, hạn chế nhất định cần được sớm khắc phục

- Công tác lập Quy hoạch sử dụng đất một số địa phương chất lượng chưa cao, thiếu tính khả thi, không sát thực tế, do đó nhiều lần phải điều chỉnh quy mô diện tích, vị trí, loại đất các công trình, dự án trong quy hoạch sử dụng đất 2021-2030 đã được duyệt để phù hợp với nhu cầu thực tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội.

- Các quy định liên quan đến công tác xác định giá đất, phương pháp định giá đất, Hội đồng thẩm định giá đất vẫn còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thực tiễn.

Các quy định về các yếu tố tính toán xác định giá đất chưa cụ thể, thiếu cơ sở để định lượng; một số yếu tố mang tính giả định nên khó khăn trong việc áp dụng.

- Một số khu đất đã có Quyết định thu hồi nhưng chưa bàn giao đất trên thực địa gây khó khăn trong việc quản lý, lập phương án sử dụng đất; Một số khu đất, trong quyết định thu hồi có một phần diện tích thuộc quy hoạch đất cây xanh hoặc đất công cộng, khó khăn trong quá trình xây dựng phương án sử dụng đất; Một số khu tái định cư hạ tầng chưa đầy đủ ( Thiếu hệ thống điện, nước, hệ thống mương hoặc giao thông xuống cấp ) nên chưa đủ điều kiện tổ chức đấu giá.

- Công tác đóng cửa mỏ sau khai thác đối với các mỏ cấp phép trước năm 2011 còn gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân do số tiền ký quỹ quá thấp, không đủ chi phí để lập và thực hiện đề án đóng cửa mỏ. Đến nay, hầu hết các đơn vị hết thời hạn khai thác chấp nhận mất số tiền đã ký quỹ phục hồi môi trường, không thực hiện việc đóng cửa mỏ và không phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường để xử lý.

- Việc xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với hành vi vượt công suất cho phép đang có sự bất cập, vướng mắc và cách hiểu của một số cơ quan hành chính Nhà nước của tỉnh giữa pháp luật vi phạm hành chính và pháp luật hình sự.

- Công tác tuyên truyền, vận động về phân loại, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt và bảo vệ môi trường tuy đã triển khai gắn với xây dựng nông thôn mới nhưng chất lượng, hiệu quả chưa cao; Việc phân loại, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn ở các đô thị triển khai còn hình thức, chưa đồng bộ; Xây dựng giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn khó khăn lúng túng, nguyên nhân do đến nay Bộ Tài nguyên và Môi trường chưa có quy định hướng dẫn về định mức, kinh tế kỹ thuật.

Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong 6 tháng cuối năm 2024

Lĩnh vực đất đai

Tham mưu UBND tỉnh: Tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 và ban hành các quy định thuộc thẩm quyền; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất 5 năm cấp tỉnh; phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cấp huyện, Danh mục các công trình dự án cần thu hồi đất, chuyển MĐSD đất năm 2025; phê duyệt Thiết kế kỹ thuật-Dự toán đo đạc lập bản đồ địa chính theo Nghị quyết 175/NQ-HĐND ngày 15/12/2019 của HĐND tỉnh; Thiết kế kỹ thuật - Dự toán thực hiện Đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông lâm trường quốc doanh hiện do các công ty Nông lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, BQL rừng, các tổ chức sự nghiệp khác; ban hành bộ đơn giá đo đạc lập bản đồ địa chính; trình Cục Đo đạc bản đồ thẩm định Dự án xây

dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia và hệ thống bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 tỉnh Hà Tĩnh” theo Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 09/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ.Tham mưu UBND tỉnh cơ chế, chính sách tạo quỹ đất sạch và quản lý quỹ đất công phục vụ phát triển kinh tế; xử lý các cơ sở nhà, đất dôi dư trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với tài sản do sáp nhập xã, sáp nhập thôn; chỉ đạo hoàn thành tổ chức đấu giá các lô đất dôi dư đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương và Trái phiếu Chính phủ theo Quyết định số 3934/QĐUBND của UBND tỉnh; đầy nhanh tiến độ xác định giá đất cụ thể của các dự án đã được giao đất.

Tham mưu xử lý các hồ sơ giao đất, cho thuê đất đang vướng mắc đến nay đã được tháo gỡ theo Nghị định số 10/2023/NĐ-CP ngày 03/4/2023 của Chính phủ; tiếp tục kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất; xây dựng kế hoạch định giá đất cụ thể năm 2024; tổ chức thực hiện kiểm kê đất đai đến năm 2024; kiểm tra công tác xây dựng, thẩm định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, công tác xây dựng giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh; tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện cấp GCNQSD đất, công nhận, công nhận lại đất ở có nguồn gốc trước ngày 18/12/1980 cho các hộ gia đình, cá nhân.

Lĩnh vực khoáng sản

Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh đợt 1 năm 2024 theo các Quyết định: Số 562/QĐ-UBND ngày 27/02/2024, số 779/QĐ-UBND ngày 02/4/2024 của UBND tỉnh và Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thông thường đợt 2 năm 2024 khi được UBND tỉnh phê duyệt; Phối hợp với Cục Thuế tỉnh đôn đốc, kiểm tra, rà soát việc thực hiện nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các đơn vị khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khoáng sản và các pháp luật khác có liên quan đối với các tổ chức khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch năm 2024 đã được duyệt.

Lĩnh vực tài nguyên nước, KTTV, biến đổi khí hậu, biển và hải đảo:

Triển khai thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ: Điều tra, rà soát, hoàn chỉnh Danh mục nguồn nước mặt nội tỉnh; Điều tra, rà soát, lập Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh; Xây dựng quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các vị trí thuộc địa bàn tỉnh quản lý chưa được quy định trong Quyết định số 05/2020/QĐ-TTg ngày 31/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển tỉnh Hà Tĩnh sau khi được UBND tỉnh phê duyệt Đề cương, dự toán nhiệm vụ; Báo cáo công tác tài nguyên biển đảo năm 2024; Xây dựng và triển khai bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát ô nhiễm biển và hải đảo năm 2024; Triển khai nhiệm vụ Phân vùng rủi ro môi trường biển và hải đảo; Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, các hoạt động trên biển và đề xuất các giải pháp quản lý, Kiểm kê tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn đến 2025.

Lĩnh vực môi trường

Tiếp tục triển khai sâu rộng việc phân loại chất thải rắn tại nguồn, phối hợp tham mưu đẩy nhanh việc xây dựng các nhà máy, khu xử lý chất thải theo Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; tham mưu UBND tỉnh ban hành: Quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh và Quy định việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng; hoàn thiện Báo cáo hiện trạng môi trường năm 2024 - chuyên đề Hiện trạng môi trường nước mặt, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường năm 2024, Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2025-2030, Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2025-2030, Kế hoạch ứng phó sự cố chất thải cấp tỉnh; trình phê duyệt đề cương nhiệm vụ triển khai cơ sở dữ liệu môi trường cấp tỉnh kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia; triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường cấp tỉnh và Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện Dự án Hợp phần 1: Tăng cường năng lực hệ thống quan trắc và cảnh báo môi trường biển tại Hà Tĩnh; thực hiện hoàn thành Chương trình quan trắc và giám sát chất lượng môi trường năm 2024 theo Quyết định số 3736/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh. Tiếp tục quản lý vận hành có hiệu quả hệ thống điều hành các trạm quan trắc tự động trên địa bàn tỉnh; giám sát, kiểm soát chặt chẽ công tác BVMT đối với Dự án Formosa và các dự án lớn, các Nhà máy, các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh.

Công tác thanh tra, kiểm tra

Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSD đất và chuyển mục đích sử dụng đất tại địa bàn huyện Hương Sơn, thời kỳ thanh tra 2020-2023; Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân có sử dụng đất, mặt nước trên địa bàn tỉnh (thanh tra 17 tổ chức, kiểm tra 13 tổ chức); Hoàn thành kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện của UBND cấp huyện, UBND cấp xã về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận, công nhận lại đất ở có nguồn gốc trước ngày 18/12/1980 tại các địa phương còn lại; Hoàn thiện báo cáo kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường của một số tổ chức trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (theo Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 28/7/2022 của UBND tỉnh) đợt 02 đối với 14 tổ chức.

Về CCHC, chuyển đổi số, dịch vụ công trực tuyến

Tập trung thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và Kế hoạch khung năm 2024; đẩy mạnh quán triệt và tổ chức thực hiện công tác CCHC và kiểm soát TTHC, chuyển đổi số về lĩnh vực tài nguyên và môi trường cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ, nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác tham mưu các nhiệm vụ được giao. Tập trung chỉ đạo quyết liệt để chấn chỉnh việc giải quyết TTHC trong lĩnh vực đất đai, trong đó chú trọng việc giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xác nhận điều đảm bảo về đất đai, thủ tục đo đạc thửa đất của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký Đất đai tại các các huyện, thành phố, thị xã; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện DVC trực tuyến giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

Nguyễn Thị Giang - VPS



Ý kiến bạn đọc